Các thủ tục vay tiền ngân hàng bao giờ cũng phức tạp và khó khăn, đặc biệt là với
những khách hàng đang có nợ xấu thì vấn đề này lại càng nan giản. Tuy nhiên, không
ít người dù dính nợ xấu vẫn tìm đến các dịch vụ nhận làm hồ sơ nợ xấu để có
được khoản vay mới. Vậy, mức độ uy tín của dịch vụ này như thế nào? Khách hàng có
vay được tiền không hay bị lừa đảo? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp chi tiết
trong bài viết sau!
Tìm hiểu về nợ
xấu
Trước khi tìm hiểu rõ về dịch vụ nhận làm hồ sơ nợ xấu, các bạn nên tham khảo một
số thông tin chi tiết về
nợ xấu cũng như các nhóm nợ xấu phổ biến hiện nay.
Nợ xấu là gì?
Những khoản nợ bị quá hạn trả tiền lãi và gốc từ 3 tháng trở lên được gọi chung
là nợ xấu hay nợ khó đòi. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu có thể do: Mua hàng trả góp
nhưng không trả tiền đầy đủ, thanh toán chậm các khoản vay,…từ đó khiến tài sản
thế chấp bị gán nợ.
Các nhóm nợ xấu?
Ngân hàng sẽ phân loại các khoản vay của khách hàng thành 5 nhóm. Theo đó, nợ xấu
sẽ được tính từ nhóm thứ 3 trở đi và được phân loại như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: Khách hàng chậm thanh toán dưới 10 ngày. Loại nợ
xấu này còn được gọi là Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn.
- Nợ xấu nhóm 2:
Khách hàng chậm thanh toán từ 10 ngày đến dưới 1 tháng. Loại nợ xấu này được gọi
là Nhóm nợ cần chú ý.
- Nợ xấu nhóm 3: Khách hàng chậm thanh
toán trong thời gian từ 91 ngày đến 180 ngày. Loại nợ xấu này còn được gọi là Nợ
dưới tiêu chuẩn.
- Nợ xấu nhóm 4: Khách hàng chậm thanh toán
từ 180 ngày đến 360 ngày. Nhóm nợ xấu này còn được gọi là nợ nghi ngờ mất vốn.
-
Nợ xấu nhóm 5: Khách hàng chậm thanh toán trên 1 năm. Nhóm nợ xấu
này được gọi là Nợ có khả năng mất vốn.
Bị nợ xấu có khả năng vay được tiền không?
Đối với khách hàng dính nợ xấu, các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được Trung
tâm thông tin tín dụng Việt Nam – CIC lưu trữ. Và dù bạn có thanh toán dứt điểm
các khoản nợ gồm các gốc lẫn lãi thì cũng phải mất từ 3 – 5 năm các thông tin nợ
xấu mới được xóa hoàn toàn.
Khi bị liệt vào danh sách nợ xấu, các bạn rất khó để tiếp tục vay vốn từ ngân hàng. Thậm chí,
nếu bạn từng rơi vào nợ xấu nhóm 4 hoặc nhóm 5 thì khả năng vay tiền gần như bằng
0.
Trong trường hợp này, nếu muốn tiếp tục vay vốn bạn cần đợi CIC cập nhật lại lịch sử tín
dụng. Hoặc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ làm hồ sơ nợ xấu.
Dịch vụ nhận làm hồ sơ nợ xấu có đáng tin không?
Hiện nay, không ít khách hàng dù bị liệt vào danh sách nợ xấu nhưng vẫn có mong
muốn được vay tiền từ ngân hàng. Nắm bắt được tâm lý này, nhiều đơn vị tự xưng cung
cấp dịch vụ nhận làm hồ sơ nợ xấu ra đời. Tuy nhiên, đây đều là những dịch vụ chui
và mang tính chất lừa đảo.
Các chiêu bài thường thấy của những dịch vụ này là sử dụng những quảng cáo hấp dẫn,
ngon ngọt để “dụ” con mồi vào bẫy. Và không ít khách hàng vì kiến thức hạn hẹp,
không tìm hiểu kỹ thông tin đã dễ dàng “sập bẫy”.
Dịch vụ hỗ trợ làm hồ sơ nợ xấu thường do các cá nhân hoặc tổ chức đứng đầu. Đây
đều là các dịch vụ chui và hoạt động ẩn nấp thông qua các quảng cáo rầm rộ trên
Zalo hoặc Facebook.
Khi đăng ký làm hồ sơ, khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn nhiệt tình. Họ dùng những
lời lẽ “ngon ngọt” và các cam kết “chắc nịch” để bạn tin tưởng vô điều kiện. Sau
đó, họ sẽ yêu cầu bạn phải chuyển trước một khoản phí bắt buộc để làm hồ sơ.
Tuy nhiên, những hồ sơ này đều là hồ sơ giả và không được phía ngân hàng chấp nhận
để vay tiền. Đặc biệt, sau khi nhận được khoản phí trên, các dịch vụ này cũng lặn
mất tăm hơi.
Giải pháp vay tiền với người có nợ xấu
Nếu dính vào nợ xấu, bạn hoàn toàn có thể vay tiền với các giải pháp dưới đây thay
vì rơi vào bẫy nhận làm hồ sơ nợ xấu:
Vay thế chấp
tài sản
Hiện nay có nhiều tổ chức tài chính cho phép khách hàng thuộc nhóm nợ xấu có thể
vay tiền. Chẳng hạn như: Home Credit, Citibank, Fe Credit,… Tuy nhiên, để vay được
tiền từ các tổ chức này khách hàng phải chấp nhận đóng lãi suất cao và chỉ được
vay ở hạn mức nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thế chấp các tài sản có giá trị.
- Chứng minh mục đích sử dụng nguồn vốn và
lên phương án thanh toán chi tiết.
- Thanh toán hết các khoản nợ xấu tại các tổ
chức tín dụng đã vay trước đó.
- Số tiền cần vay phải thấp hơn so với khoản thu
nhập hàng tháng.
Nhờ người vay
giúp
Hiện nay, chưa có quy định nào cấm vợ/chồng hoặc người cùng hộ khẩu với người có
nợ xấu không được vay vốn ngân hàng. Do đó, trong trường hợp bạn không thể trực
tiếp đứng vay, có thể nhờ người thân đại diện vay tiền giúp.
Vay tiền online tại các đơn vị hỗ trợ cho vay nợ xấu
Hiện nay, các dịch vụ
vay tiền online ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn.
Hình thức vay tiền này tiện lợi, đơn giản, thủ tục nhanh chóng, không đòi hỏi quá
nhiều giấy tờ xác nhận.
Với những khách hàng có nợ xấu, bạn có thể tìm đến các dịch vụ vay tiền nhanh chỉ cần CMND
như: Vamo, Tamo, Senmo, OnCredit, MoneyCat,….để được hỗ trợ về tài chính. Chỉ cần
thẻ căn cước hoặc chứng minh thư là các bạn có thể vay được từ 500.000 đồng – 15.000.000
đồng.
Một số câu hỏi về giải pháp vay vốn khi có nợ xấu
Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc của khách hàng về các giải pháp vay vốn khi
có nợ xấu:
Có nên tin vào dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng?
Không khó để bạn tìm thấy các dịch vụ nhận làm hồ sơ nợ xấu hay nhận xóa nợ xấu
trên các diễn đàn hoặc trang mạng xã hội. Tuy nhiên, đây đều là các hình thức lừa
đảo với mục đích trục lợi cá nhân.
Không có bất cứ đơn vị hay cá nhân nào có đủ thẩm quyền để xóa nợ xấu. Nợ xấu sẽ
được quản lý và giám sát chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước. Các bạn cần lưu ý rõ điều
này để tránh bị “mất tiền oan”.
Làm sao biết mình có được xóa nợ xấu hay không?
CIC sẽ ghi nhận xóa nợ xấu cho khách hàng vào thời điểm bạn hoàn thành trả góp đến
kỳ cuối cùng hoặc hoàn tất các khoản nợ trước đó. Theo đó, cách xóa sẽ được áp dụng
cụ thể dưới đây:
- Nợ xấu nhóm 2: Được xóa sau 1 năm.
- Nợ xấu nhóm 3, 4, 4: Được xóa sau 5 năm
kể từ thời điểm dư nợ bên vay bằng 0.
Có cách nào vay vốn ngân hàng khi đang nợ xấu?
Khi bị liệt vào danh sách nợ xấu, đặc biệt là nợ xấu nhóm 3, 4, 5, ngân hàng sẽ
từ chối hồ sơ vay vốn của bạn. Trong trường hợp này, các bạn có thể tham khảo các
giải pháp vay tiền với người có nợ xấu đã được chúng tôi giới thiệu ở trên
để được hỗ trợ về tài chính.
Kết luận
Thay vì tin tưởng vào các dịch vụ nhận làm hồ sơ nợ xấu với nhiều
rủi ro, các bạn có thể cân nhắc đến các giải pháp cho vay vốn khác để tránh “tiền
mất tật mang”. Chúc các bạn thành công!